SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú
Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học bằng chơi, chơi mà học” nên việc xây dựng môi trường giáo dục phải hấp dẫn thu hút trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, tiên tiến để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Môi trường an toàn về thể chất và tinh thần, giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể chất và tinh thần để mỗi khi trẻ đến lớp như là ở nhà. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Khi trẻ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang ở đó. Vì vậy trẻ cần có cơ hội để chơi và học ở môi trường phù hợp. Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm lý, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời của trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang I .ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. Cơ sở lý luận 2 2. Thực trạng. 2 * Thuận lợi 2 * Khó khăn. 2 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3 3.1. Biện pháp 1: Giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tâm lý trẻ lên ba. 3 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường tâm lý và môi trường lớp học 4 cho trẻ. 3.3. Biện pháp 3: Sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi. 6 3.4. Biện pháp 4: Ứng dụng phương pháp tiên tiến vào các hoạt động 7 cho trẻ. 3.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh. 7 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 9 III. Kết luận. 9 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. 9 2. Bài học kinh nghiệm. 10 3. Ý kiến đề xuất 10 IV. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP V. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Do vậy sự nghiệp trồng người là toàn bộ trách nhiệ m của hệ thống giáo dục trên cả nước, mà gốc rễ phải là giáo dục mần non. Muốn trở thành một con người phát triển toàn diện về cả đức, trí, thể, mỹ thì phải được dạy dỗ uốn nắn từ nhỏ. Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là tương lai của đất nước và xã hội. Để trẻ phát triển toàn diện không chỉ dược chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ mà còn được chăm sóc, giáo dục tại trường mần non là rất cần thiết và quan trọng. Để hoạt động chăm sóc, giáo dục ở trường mầm non được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì trẻ phải được học, hoạt động vui chơi trong một môi trường phù hợp vì đối với trẻ mầm non thì môi trường hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và môi trường đó phải hướng vào việc phát triển toàn diện cho trẻ. Môi trường đó tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái, trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Đặc biệt đối với trẻ 3 - 4 tuổi trẻ đang bước vào giai đoạn bước ngoặt tâm lý khủng hoảng của trẻ lên 3. Do đó, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, thu hút trẻ sẽ tạo ra bước đột phá để trẻ 3- 4 tuổi bước qua thời kỳ khủng hoảng tâm lý được an toàn, lành mạnh, tự tin trong mọi hoạt động. Góp phần quan trọng để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường chăm sóc, giáo dục phù hợp đối với lứa tuổi trẻ lên 3, là giáo viên đã công tác nhiều năm, yêu nghề, mến trẻ. Tôi cũng là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, tôi cũng hiểu rất rõ vai trò và trách nhiệm của mình nên tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để tất cả trẻ lớp tôi được học tập và vui chơi trong một môi trường lành mạnh, an toàn hạnh phúc. Trẻ được trải nghiệm tìm tòi khám phá... những gì mà trẻ còn chưa biết trong cuộc sống và làm thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái, không bị gò bó trong tất cả các hoạt động mà vẫn đạt được kết quả như mục tiêu đã đề ra. Để trẻ được thụ hưởng những giá trị sống đích thực nhất, từ đó trở thành những người có ích, những nhân tài trong tương lai sau này. Với kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú khi đến lớp”. 26 trẻ lớp mẫu giáo bé C1. Bảng khảo sát đầu năm (Thời gian: Tháng 9/2023. Tổng số trẻ: 26) Trước khi sử dụng các biện STT Tiêu chí khảo sát pháp Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ cảm thấy sự thân thiện, gần gũi, yêu thương khi đến lớp. 15/26 57,7% 2 Trẻ hoạt động tích cực vào môi trường đã tạo trong lớp. 12/26 46% 3 Kỹ năng sử dụng các nguyên vật liệu ở các góc để tạo ra sản phẩm. 09/26 34,6% 3. Các biện pháp đã tiến hành. 3.1 Biện pháp 1: Giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tâm lý trẻ lên 3. Trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương về tâm lý, vậy lên cô giáo cần phải biết các đặc điểm tâm lý chung của lứa tuổi và đặc điểm tâm lý riêng của từng trẻ. Để tạo ra một môi trường giáo dục ổn định và không căng thẳng để giúp trẻ cảm thấy thoải mái, an toàn, tự tin mỗi khi đến lớp. Vậy nên tôi đã đề ra các hoạt động hàng ngày mà trẻ phải thực hiện, có các quy tắc, quy định rõ ràng để giúp trẻ có sự ổn định và dễ dự đoán. Lắng nghe và đồng tình với cảm xúc và nhu cầu của trẻ. Không bỏ qua hay coi thường những cảm xúc tiêu cực của trẻ. Luôn thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng lắng nghe. Tạo cơ hội để giúp trẻ học cách diễn đạt cảm xúc một cách thích hợp. Khuyến khíc h trẻ chia sẻ, mô tả cảm xúc bằng lời và hỗ trợ trẻ tìm hiểu cách xử lý và giải quyết cảm xúc của mình. Ví dụ: Một trẻ quấy khóc (Không thể hiện được điều gì) Tôi nói với trẻ “Con hãy nói điều con mong muốn cho cô nghe” hoặc “Con có thể giải thích vì sao .. (không muốn ăn, lấy đồ chơi của bạn.) (Hình ảnh 1) 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường tâm lý và môi trường lớp học. 3.2.1. Tạo môi trường tâm lý thân thiện. a. Tạo mối quan hệ giữa giáo viên với trẻ. Để xậy dựng được mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ vai trò quyết định thuộc về cô giáo. Ấn tượng ban đầu của trẻ về cô giáo là rất quan trọng, đầu năm khi tiếp xúc với môi trường mới, cô giáo mới có cả bạn mới trẻ không khỏi bỡ ngỡ. Trẻ có cảm giác lạ lẫm không an toàn. Chính vì vậy trong các giờ đón trả trẻ tôi luôn giữ thái độ niềm nở, vui vẻ chào phụ huynh gặp gỡ trao đổi nhanh để biết được tình trạng sức khỏe của trẻ, những sở thích, thói quen của trẻ ở nhà để có hướng rèn trẻ cho phù hợp. nguyên liệu sẵn có, gần gũi với trẻ. Đặc biệt là nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên và phế liệu. Các nguyên liệu có thể sử dụng được ngay mà không cần tái chế hoặc tái chế ít, tốn thời gian ít nhất như: các loại vỏ hộp nhựa, hộp giấy, nắp chai, đĩa CD, lõi chỉ, lõi giấy vệ sinh, dây chun, bìa cottong, xốp bọc hoa quả, vỏ ngao, sò các loại, lá, hoa, cỏ, cành cây khô, các loại hạt, vỏ hạt, rơm, bẹ ngô. (Hình ảnh 6) * Góc xây dựng: Góc xây dựng tôi sưu tầm lõi chỉ trẻ có thể xếp hàng rào, các mảnh ghép của chiếu trúc xếp đường đi, ao cá.cành củi khô, lá, hoa, quả, đất nặn. Trẻ cắm, gắn đính tạo thành cây. Từ vỏ các loại hộp giấy, hộp sữa bột trẻ gắn đính thành ô tô, nhà cao tầng. (Hình ảnh 7) * Góc tạo hình: Với những nguyên liệu, phế liệu tôi đã sưu tầm, có nhiều nguyên liệu mở, nguyên liệu từ thiên nhiên, nhiều chất liệu, chủng loại khác nhau. Tôi sắp xếp sao cho hấp dẫn, thu hút trẻ. Để trẻ có thể thỏa sức sáng tạo, tạo ra sản phẩm của riêng trẻ. Trẻ có thể vẽ vào các khổ giấy ngang, dọc có màu sắc kích thước, chất liệu khác nhau và tự để vào khu trưng bày. Trẻ có thể sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên (hột, hạt, sỏi các loại vỏ, hột, hạt, lá cành củi khô..) sáng tạo thành bức tranh. (Hình ảnh 8) * Góc văn học: Tôi làm thêm một số rối tay, rối que. Từ những cái mẹt tôi vẽ một số khung cảnh (theo cốt truyện) sáng tạo. Làm nhân vật rời trẻ gắn, đính kể theo nội dung câu chuyện hoặc kể sáng tạo. Dùng túi bóng, giấy viết bảng có thể xóa, bẩn có thể thay túi bóng khác, với cách làm như vậy nhiều trẻ được thực hành trẻ rất hứng thú mà không mất nhiều thời gian. (Hình ảnh 9) * Góc âm nhạc: Từ những vỏ lon bia, coca, vỏ, lõi chỉ, que lứa tôi làm thêm một số dụng cụ để gõ và lắc, micro. Từ bìa cottong làm đàn, trống, may thêm một số phụ kiện, trang phục biểu diễn cho trẻ. Sau khi các góc đã hoàn thiện tôi cho trẻ làm quen với từng góc, giới thiệu tên góc, các hình ảnh có trong từng góc, giới thiệu đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu có trong góc. Gợi ý, hướng dẫn trẻ sử dụng. giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu khi cần, thu dọn, cất đúng nơi quy định. (Hình ảnh 10.11) Bằng sự nỗ lực, cố gắng học hỏi của bản thân tôi đã có những định hình cũng như hiểu biết cơ bản về phương pháp steam để áp dụng vào xây dựng môi trường lớp phù hợp với điều kiện thực tế của lớp. Phối hợp cùng đồng nghiệp, phụ huynh và trẻ, kết quả chấm môi trường lớp, lớp C1 của tôi đạt giải nhất, được Ban giám hiệu và chị em đồng nghiệp đánh giá rất cao lớp có nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, đồ dùng đa năng, bài tập, trò chơi mới hấp dẫn trẻ. Qua hội thi giáo viên giỏi, chấm môi trường lớp, lớp C1 của tôi đạt giải nhất, được BGH và chị em đồng nghiệp đánh giá. Xây dựng được các mối qua hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ, giáo viên với giáo viên, giáo viên với phụ huynh, phụ huynh hiểu hơn về công việc của các cô sẵn
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_moi_truong_giao_duc_giup_tr.docx
- SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú.pdf