SKKN Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C3 Trường Mầm non Đa Mai
Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển thể chất là một trong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ bởi cơ thể đang phát triển của trẻ cần được vận động và đáp ứng được nhu cầu vận động một cách tích cực của trẻ là điều kiện hết sức cần thiết để cơ thể trẻ được hoạt động và phát triển. Tính tích cực vận động của trẻ ở trường mầm non là một trong những nội dung cần thiết và rất quan trọng đối với lứa tuổi mầm non. Cùng với hoạt động phát triển vận động, trò chơi vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích phù hợp lứa tuổi có tác dụng kích thích, giải phóng nhiều năng lượng, ngăn ngừa sự tích tụ hoặc tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, tạo cơ bắp săn chắc, giúp trẻ có cơ thể cân đối, khỏe mạnh. Đặc biệt, chúng ta nhận thấy, trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự dồi dào thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng của các bậc phụ huynh với con em mình. Trong khi đó, các gia đình đều có diện tích nhà ở chật hẹp nên trẻ không có nhiều không gian hoạt động khi ở nhà hơn nữa bố, mẹ trẻ lại bận với công việc nên ít có thời gian đưa trẻ đến những khu vui chơi nên hầu hết trẻ em hiện nay đều thích xem Youtube trên điện thoại, ti vi, máy tính hay chơi tiktok, chơi điện tử… đã tạo nên tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, việc ít hoạt động còn hạn chế sự hình thành và phát triển các vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C3 Trường Mầm non Đa Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C3 Trường Mầm non Đa Mai
Từ những lý do trên, tôi nhận thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp: “Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C3, trường Mầm non Đa Mai”. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng 1.1. Ưu điểm Nhà trường luôn chú trọng quan tâm đến việc nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ trong trường mầm non để trẻ phát triển một cách toàn diện. Nhà trường đã trang bị và lắp đặt thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời ngay tại khu vui chơi phát triển vận động để phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. Các lớp đã xây dựng được góc chơi vận động, giáo viên đã tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vận động như thể dục sáng, hoạt động thể dục... 1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 1.2.1. Giáo viên Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vận động giáo viên chưa đổi mới sáng tạo, chưa chú trọng đưa yếu tố chơi, hay hình thức thi đua vào hoạt động. Đồ dùng, đồ chơi để kích thích cho trẻ tích cực vận động còn nghèo nàn chưa bắt mắt. Chưa lồng ghép giáo dục phát triển vận động trong các hoạt động khác hoặc lồng ghép còn cứng nhắc, chưa linh hoạt. Chưa chú trọng tuyên truyền đến phụ huynh trong việc khuyến khích trẻ tích cục vận động khi ở nhà. 1.2.2. Trẻ em Trẻ đã biết tham gia vào các hoạt động phát triển vận động, đem lại hiệu quả cao trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên khi trẻ tham gia vào các hoạt động vận động chưa được thuần thục, nhuần nhuyễn. Nguyên nhân là do trẻ chưa được khắc sâu kiến thức về việc vì sao phải vận động đúng cách. Đặc biệt, khi ở nhà trẻ không được bố mẹ cho vận động nhiều mà chỉ cho các con xem điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị điện tử hiện đại ngày nay,... nên kĩ năng vận động của các con chưa được hình thành. 1.2.3. Phụ huynh Khi trẻ ở nhà đã chú ý nhắc nhở trẻ nên vận động nhiều hơn, tránh ngồi một chỗ mà chỉ chăm chăm vào các thiết bị điện tử nhưng lại chưa chú ý quan sát xem trẻ có thực hiện hay không và không chủ động hướng dẫn trẻ làm những công việc đơn giản, vừa sức khi ở nhà như: cầm giúp mẹ cái rổ, quét nhà cho bà, lấy tăm cho + Góc chơi vận động được bố trí đủ các phương tiện, dụng cụ phục vụ hoạt động của trẻ + Góc chơi khám phá, trải nghiệm: Bố trí các đồ dùng đan, tết để rèn kỹ năng và phát triển vận động tinh cho trẻ. + Góc nghệ thuật, góc sách truyện bố trí các đồ dùng cho trẻ cắt, vẽ, nặn, xé dán từ đó phát triển vận động tinh cho trẻ - Môi trường ngoài lớp học: Trường tôi đã tận dụng tối đa môi trường sẵn có ở sân vườn để bố trí và tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động theo các khu vực. Trẻ chơi với các thiết bị ở khu vui chơi phát triển vận động ngoài trời - Khu vực cây bóng mát, thiên nhiên, bãi cỏ: Đã bố trí trẻ chơi vận động theo ý thích, chạy đuổi bắt, nhẩy lò cò, bắt trước động tác của các con vật, chạy xung quanh gốc cây; đi, leo trèo trên địa hình mấp mô... - Khu vực chơi với thiết bị, đồ chơi ngoài trời: Bố trí các dụng cụ như cầu trượt, đu quay, bập bênh, đường ống hoặc lốp ô tô dựng đứng để trẻ chui qua, thang bằng dây thừng... như của địa phương mình đang sống. Trên cơ sở bám sát và thực hiện các mục tiêu giáo dục chung cho từng độ tuổi, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn các phương pháp, hình thức và các phương tiện giáo dục sao cho có thể tận dụng tối đa những ưu thế, điều kiện sẵn có nơi công tác. Trẻ đang vận động leo núi 2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp: Sau khi áp dụng biện pháp này 100% học sinh lớp tôi tích cực tham gia các vận động một cách hứng thú. Khi cho trẻ tham gia chơi ở các khu vực phát triển vận động tôi luôn chú ý bao quát, khuyến khích, tạo cơ hội cho trẻ được thay phiên nhau chơi với các thiết bị theo ý thích và đảm bảo an toàn cho trẻ. 2.2.2. Biện pháp 2. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động trong giờ hoạt động có chủ đích 2.4.1. Nội dung biện pháp: Sử dụng các hình thức trò chơi, thi đua hoặc cho trẻ trải nghiệm làm các vận động viên được tham gia vào các chương trình nhằm phát huy tính tích cực vận động của trẻ. Trẻ thi đua cá nhân xem ai bò chui qua cổng nhanh nhất - Thi đua đồng đội: Tôi thực hiện việc phân chia các đội sao cho tương đối vừa sức, số lượng phải bằng nhau, yêu cầu tổ chức nhanh, các đội bắt đầu thực hiện cùng một lúc. Trước khi bắt đầu cuộc thi, tôi cho trẻ nhắc lại điều kiện của cuộc thi, sau khi chơi xong, tôi là người phân xử thắng thua một cách khách quan, không thiên vị thì sẽ có tác dụng giáo dục sự công bằng trong một tập thể trẻ nhỏ. - Ngoài ra tôi luôn chọn ra một số chương trình phù hợp với các chủ đề để đưa vào trong các hoạt động phát triển vận động, trong các giờ hoạt động có chủ đích như: Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” “Bé làm chiến sĩ tý hon” để trẻ được trải nghiệm làm các vận động viên hay các chiến sĩ nhí từ đó cũng phát huy được tính tích cực vận động của trẻ 2.4.3. Kết quả áp dụng biện pháp: Trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” Trẻ lớp tôi là trẻ 3 tuổi, trẻ thường thích thú và dễ thực hiện qui tắc trong các trò chơi vận động có cốt truyện và nhân vật (Mèo đuổi chuột, ô tô và chim sẻ...). Do vậy, tôi luôn chú ý lựa chọn đưa vào kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi 1 số trò chơi vận động phù hợp với trẻ và phù hợp với chủ đề. Phát huy tích cực vận động cho trẻ trong giờ thể dục sáng và trong các hoạt động khác của trẻ ở trường Mầm non cũng như ở nhà của trẻ 2.4.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp:Tập thể dục sáng thường xuyên giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, giúp các khớp dây trằng được mềm dẻo, linh hoạt đồng thời nó hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn giảm động tác thừa và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái vui tươi đón ngày hoạt động mới. Tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu và phối hợp với các bạn đồng nghiệp chọn những động tác phù hợp với trẻ kết hợp với những điệu nhạc vui nhộn, cùng với những dụng cụ thể dục như vòng, gậy... Và thường xuyên thay đổi các bài tập theo chủ đề để tạo sự hứng thú cho trẻ. Cô Thuỷ và các con đang tập thể dục sáng Việc nâng cao tính tích cực vận động của trẻ còn được tôi tiến hành trong các hoạt động khác như trong giờ hoạt động góc tôi cho trẻ tham gia chơi với các thiết bị đồ chơi ở góc vận động, các trò chơi có luật... Đặc biệt, tôi tuyên truyền vận động phụ huynh trong những ngày nghỉ nên sắp xếp thời gian cho trẻ đi chơi ở các khu vui chơi như; Thế giới trẻ thơ, công viên... để trẻ được vận động một cách thoải mái như: chạy, nhảy, chơi với bóng... 2.4.3. Kết quả áp dụng biện pháp: Sau khi sử dụng biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi rất hào hứng tích cực tham gia vào giờ tập thể dục buổi sáng và trẻ được tích cực vận động ở trong một số hoạt động khác. Đặc biệt trẻ ít xem ti vi hơn biết giúp bố mẹ làm một số công việc khi ở nhà, phụ huynhtin tưởng cô giáo và nhà trường luôn phối hợp với cô giáo khích lệ trẻ tích cực vận động khi ở nhà PHẦN C. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp Chương trình giáo dục Mầm non, phiếu thoi dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2015 Kế hoạch số 15/KH-MNĐM ngày 16 tháng 9 năm 2021 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của trường Mầm non Đa Mai. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý và giáo viên Mầm non Kế hoạch số 15/KH-MNĐM ngày 16 tháng 9 năm 2021 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của trường Mầm non Đa Mai. 2. Kết quả đạt được Sau khi thực hiện biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C3, trường Mầm non Đa Mai đã đem lại hiệu quả như sau: Phát triển ở trẻ khả năng vận động một cách tự tin và khéo léo, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực; hình thành một số hiểu biết về lợi ích của việc tập luyện vận động đối với sự phát triển của cơ thể và bảo vệ sức khỏe. Bản thân tôi cũng mạnh dạn, tự tin hơn khi tiến hành tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Phụ huynh hiểu rõ hơn về bậc học mầm non, luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường.
File đính kèm:
- skkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_van_dong_cho_tre_lop_mau_giao_3.docx