SKKN Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xẩy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương. Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Nếu thương tích nặng, trẻ sẽ bị mất máu, tinh thần hoảng loạn. Vết thương vào mắt rất nguy hiểm: có thể gây mù. Vết thương gãy xương, đều nguy hại đến tính mạng trẻ. Để trẻ được an toàn chúng ta phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Phòng tránh những tai nạn thương tích thường gặp. Phòng tránh các dị vật ở tai, mũi, họng. Phòng tránh tai nạn do ngộ độc. Phòng tránh đuối nước, cháy bỏng- điện giật, tai nạn giao thông, động vật cắn. Vì vậy việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong trường mầm non.
docx 10 trang lethu 06/07/2024 970
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

SKKN Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
 - Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đầu
cho cán bộ học sinh và giáo viên trong trường rất chú trọng tạo mọi điều kiện để 
công tác ý tể hoạt động tốt. Có phòng y tế và nhân viên y tế, tủ thuốc được trang 
thiết bị y tế khá đầy đủ, công tác sơ cấp cứu ban đầu : bông, băng, gạt, dầu gió, 
thuốc,sát,trùng
 - Nhà trường luôn làm tốt công tác phối hợp với trạm y tế xã trong công tác 
chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
 - Giáo giáo viên có ý thức và trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo an toàn
cho trẻ. Giáo viên luôn quan sát, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, có ý thức nhắc
nhở trẻ về các hành động dễ gây ngã hoặc nguy cơ trong các tình huống xảy ra
hàng ngày.
 - Các bậc phụ huynh học sinh rất quan tâm giúp đỡ nhà trường trong việc
mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ cho học tập, vui chơi và công tác y tế
trường học.
* Hạn chế:
 - Nhận thức của một số giáo viên trong việc phòng tránh tai nạn thương tích 
cho trẻ chưa cao.
 - Trong trường mầm non hầu hết là trẻ từ 18 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi, ở 
độ tuổi này trẻ rất hiếu động, đùa nghịch, sức đề kháng còn yếu, nên nguy cơ dẫn 
đến tai nạn thương tích là rất cao.
 - Một số khu vực xây dựng khi thiết kế chưa phù hợp với độ tuổi như: sân
chơi nhỏ hẹp..
 * Đang áp dụng tại cơ quan đơn vị
 - Trường mầm non Tiên Thắng đang áp dụng với mọi lứa tuổi trong trường 
nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ về tự bảo về mình ,phòng tránh những tai nạn gây 
thương tích... 
 + Dựa vảo khả năng nhận thức của nhóm trẻ mình đang dạy. Báo ngay với BGH nếu trong lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay đồ dùng đồ 
chơi mới ngay, đảm bảo độ an toàn và số lượng đồ chơi trong góc chơi cho trẻ kịp 
thời
Việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non nguy hiểm hàng 
ngày là việc dễ làm và đơn giản giúp phòng tránh tai nạn thương tích và dị vật đường 
thở cho trẻ rất hiệu quả ở lứa tuổi mẫu giáo bé và các độ tuổi khác, nhờ việc thường 
xuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy hiểm giờ đây đồ dùng đồ chơi lớp 3b2 của tôi 
luôn đảm bảo được an toàn cho trẻ. Lớp tôi không có trường hợp nào bị tai nạn do 
bị hóc sặc, trầy sước do đồ chơi hư hỏng hay đồ chơi nhỏ.
 ( Hình ảnh 1: Giải pháp 1: Loại bỏ đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ)
*Giải pháp 2: Giáo viên luôn luôn giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
 Giáo viên không nên để trẻ chơi một mình dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn 
nhất. Trẻ lứa tuổi 3- 4 tuổi phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có 
trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, trong 
mọi hoạt động.
 Luôn luôn để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và 
luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình: Mắt 
nhìn, tay sờ và ngậm vào miệng để nếm thử. Vì thế mà trẻ thường mắc phải các 
tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật.
 Hàng ngày giáo viên đón trẻ tận tay phụ huynh, phụ huynh và giáo viên ký 
giao nhận trẻ, giáo viên đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc 
đưa trẻ ra ngoài nhóm trẻ để tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc thăm quan.
 Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. 
Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau, nhất là với các hoạt động sử dụng đất 
nặn cần chú ý không đẻ trẻ nghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm.
 + Không sử dụng các loại chai, lọ đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ chơi 
cho trẻ. Giờ ngủ: Khi trẻ chuẩn bị lên giường giáo viên chú ý xem trẻ còn ngậm thức ăn 
trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo 
cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng, 
mũi, tai. Để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở.
 + Giáo viên luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong tư thế nắm sấp xuống 
đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở.
Giờ chơi tự do trong lớp: Khi chơi trong lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn như dị vật 
mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi ( sỏi, con xúc sắc, các loại hạt quả, đất nặn) vào 
mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm hoặc chọc đồ chơi vào 
mồm gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật 
đường ăn.Vì vậy cô không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ, tránh trường hợp trẻ 
cho vào miệng mũi.
 + Trẻ chơi tự do trong nhóm, giáo viên không cho trẻ chạy, xô đẩy nhau tránh 
va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ, cạnh giá đồ chơicó thể gây chấn thương.
 + Bằng việc thường xuyên giám sát, ở gần trẻ tôi đã loại bỏ được hết những 
tai nạn có thể xảy ra. Đồng thời trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số nguy cơ gây 
nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh.
 (Ảnh 2: Giải pháp 2: Giáo viên giám sát trẻ mọi lúc mọi nơi( HĐNT)
 Ảnh 3: Giải pháp 2: Giáo viên giám sát trẻ mọi lúc mọi nơi( HĐH)
 Ảnh 4: Giải pháp 2: Giáo viên giám sát trẻ mọi lúc mọi nơi( Giờ ăn))
Giải pháp 3: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ.
 *Cẩm nang xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn gây thương tích của 
nhà xuất bản khoa học và xã hôi.
* Xây dựng trường học an toàn – Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em. Bộ Y 
tế, Phòng chống tai nạn thương tích 18/11/2018 cảnh báo nguy hiểm ở ổ điện, để những vật dụng gây nguy hiểm lên cao, đúng nơi 
 quy định nhất là các loại dao kéo, phích nước, các loại thuốc.
 - Để giữ cho trẻ và thú nuôi an toàn, người lớn nên luôn luôn có mặt khi trẻ 
và thú nuôi ở cùng nhau đặc biệt là khi ở cùng với con chó.. Không bao giờ được 
để trẻ một mình ở dưới nước hoặc gần nơi nguy hiểm. Nếu gia đình nào có điều kiện 
nên dạy trẻ tập bơi sớm để phòng tránh đuối nước.
 - Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch, 
kẹo cứng
 - Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích với phụ huynh là việc 
vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở đây là giáo 
viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội dung tuyên truyền 
thiết thực, thu hút được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực hiện.
 - Biện pháp tuyên truyền kết hợp với phụ huynh tại lớp giúp giáo viên và phụ 
huynh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc giáo dục trẻ tránh 
những nơi nguy hiểm, không an toàn với trẻ. Giáo viên phối hợp với phụ huynh là 
việc làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe và thân thể.
 (Ảnh 6: Giải pháp 4: Tuyên truyền phối kết hớp với phụ huynh)
II.Tính mới, tính sáng tạo.
*Tính mới, tính sáng tạo
- Tính mới
 - Sáng kiến giúp phụ huynh có cái nhìn mới về việc đảm bảo an toàn tuyệt đối 
cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, quan tâm và chú trọng việc đảm bảo an toàn cho trẻ, có 
kiến thức và kỹ năng khi xử lí tình huống trẻ gặp thương tích: Bỏng, ngã, hóc, đuối 
nước
 - Nhà trường tăng cường công tác, tham mưu vận động, chú trọng tu sửa cơ sở, 
vật chất để trẻ khỏe mạnh, được đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần, từ đó Thực hiện những biện pháp đó, giúp trẻ tích cực học tập và vui chơi trong môi trường 
luôn đảm bảo an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển khả năng tư duy, óc sáng 
tạo, độc lập, tự chủ ở trẻ.
-Từ sáng kiến đó, giáo viên có cơ hội trau dồi kiến thức phòng chống tai nạn thương 
tích, tích cực học hỏi, giao lưu với đồng nghiệp để hoàn thiện và bổ sung kiến thức.
- Trên đây là giải pháp của tôi trong việc “phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
3-4 tuổi trong trường mầm non” mặc dù các giải pháp đã được triển khai và thực 
hiện trên lớp học của tôi trong năm học 2019 – 2020 và cũng đã thu được một số kết 
quả khả quan, song không tránh được những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của 
các cấp lãnh đạo và chị em đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn nữa trong việc phòng 
tránh tai nạn thương tích ở trẻ trong trường mầm non.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !

File đính kèm:

  • docxskkn_phong_tranh_tai_nan_thuong_tich_cho_tre_3_4_tuoi_trong.docx