SKKN Rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non

Trẻ 3 - 4 tuổi phần lớn do mới từ nhà trẻ lên, cũng có trẻ đi học rồi nhưng do lứa tuổi còn bé nên khi đầu năm đến lớp trẻ trẻ khóc nhiều làm ảnh hưởng đến trẻ khác. Các con dễ bị tổn thương về tâm lý vì ở độ tuổi này do đặc điểm sinh lý trẻ phát triển mạnh hay còn gọi là khủng hoảng tuổi lên. Trẻ muốn khẳng định mình “không nghe lời người lớn”. Vì vậy việc rèn thói quen nề nếp cho trẻ 3-4 tuổi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đặc biệt là giáo viên dạy lớp 3-4 tuổi. Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi, tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình cháu học ở trường. Do phần lớn thời gian trẻ ở nhà cùng ông bà bố mẹ nên khi trẻ mới đi học, các con chưa quen với lớp và bạn bè nên thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của các cô giáo, thậm chí còn la khóc, không ăn không ngủ, hoặc không tham gia mọi hoạt động hoặc có thể trẻ chưa hòa nhập vào tập thể.
doc 15 trang lethu 06/07/2024 2352
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non

SKKN Rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
 2
 * Bảng 1: Kết quả khảo sát vào tháng 09 năm học 2022 – 2023 như sau: 
 Trước khi áp dụng giải pháp
 STT Tiêu chí
 Tổng Trẻ đạt Trẻ chưa đạt
 Số trẻ % Số trẻ %
 1 Thói quen, nền nếp đi học đều 28 18 64,3 10 35,7
 2 Thói quen, nền nếp chào hỏi 28 20 71,4 8 28,6
 3 Thói quen cất đồ dùng đồ chơi 28 18 64,3 10 35,7
 4 Thói quen, nền nếp giờ ăn 28 20 71,4 8 28,6
 5 Thói quen, nền nếp giờ ngủ 28 20 71,4 8 28,6
 6 Thói quen, nền nếp học tập 28 20 71.4 8 28,6
 7 Thói quen, nền nếp vệ sinh 28 18 64,3 10 35,7
 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
 Trẻ mẫu giáo bé đang là giai đoạn chập chững ở giữa độ tuổi nhà trẻ 
và mẫu giáo. Điển hình của giai đoạn này đó là sự khủng hoảng ương bướng đầu 
độ tuổi lên ba. Chính vì vậy, việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ lại càng 
quan trọng hơn. Vì nếu trẻ có được những thói quen nề nếp tốt ngay từ những 
tuổi ban đầu sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều trong quá trình khôn lớn và phát triển 
của trẻ sau này.
 Trẻ 3 - 4 tuổi phần lớn do mới từ nhà trẻ lên, cũng có trẻ đi học rồi nhưng do 
lứa tuổi còn bé nên khi đầu năm đến lớp trẻ trẻ khóc nhiều làm ảnh hưởng đến trẻ 
khác. Các con dễ bị tổn thương về tâm lý vì ở độ tuổi này do đặc điểm sinh lý trẻ 
phát triển mạnh hay còn gọi là khủng hoảng tuổi lên. Trẻ muốn khẳng định mình 
“không nghe lời người lớn”. Vì vậy việc rèn thói quen nề nếp cho trẻ 3-4 tuổi là 
một nhiệm vụ hết sức quan trọng đặc biệt là giáo viên dạy lớp 3-4 tuổi. 
 Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé 3 - 4 
tuổi, tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động 
trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình 
cháu học ở trường. Do phần lớn thời gian trẻ ở nhà cùng ông bà bố mẹ nên khi 4
dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi 
nơi. Đồng thời làm nảy sinh sự say mê hứng thú trong việc rèn luyện về nề nếp 
thói quen cho trẻ đạt kết quả cao hơn. 
 Ngoài ra, bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ và rèn 
trẻ, tôi sẽ tiến hành tổ chức để các cháu đi vào nề nếp thói quen mọi lúc mọi nơi. 
Chính vì vậy, mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu lập ra 
chương trình kế hoạch bồi dưỡng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng 
cháu một cách hợp lý nhất đảm bảo giờ nào việc nấy và tập trung vào hoạt động đó 
khi tham gia.
 Hình ảnh: Trẻ tham gia các nhóm học
 * Biện pháp 2: Rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 3 - 4 tuổi ở mọi lúc 
mọi nơi thông qua các hoạt động trong một ngày của trẻ ở trường mầm non.
 Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày tại trường mầm non 
được bắt đầu từ khi đón trẻ cho đến lúc trả trẻ về với bố mẹ. Trong từng hoạt 
động ở trường tôi luôn có ý thức tích hợp các nội dung rèn luyện nề nếp thói 
quen cho trẻ một cách hợp lý, thường xuyên và được lặp đi lặp lại nhiều lần 
trong hoạt động hàng ngày của trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau. Nên khi tổ 
chức bất kì một hoạt động nào trong ngày cho trẻ, việc lồng ghép rèn luyện nề 
nếp thói quen cho trẻ là vô cùng cần thiết. 6
 Ví dụ: Tiết tạo hình: Hướng dẫn trẻ cách tô màu, cắt xé, xé dán các ngôi nhà 
khác nhau bằng các nguyên vật liệu, giấy báo cũ, lá cây khi trẻ thực hiện nhắc 
trẻ không tranh giành, không kéo bàn ghế làm hư hỏng. Trẻ biết ngồi học tập làm 
bài ngay ngắn, không mất trật tự, nói chuyện riêng làm ảnh hưởng đến các bạn 
khác. Sau khi trẻ làm xong nhắc nhở trẻ cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng đúng 
nơi quy định.
 Hình ảnh: giờ học tạo hình của các bé
 * Rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi ngoài trời:
 Khi trẻ được ra ngoài trời vui chơi và học tập, trẻ không những được tham 
gia vào các hoạt động quan sát có chủ đích mà trẻ còn được giáo dục nề nếp thói 
quen như: trật tự xếp hàng, chơi đoàn kết, không ngắt lá bẻ cành, nhặt rác giúp 
cô, biết rửa tay sạch sẽ trước khi vào lớp, Không chạy nhảy, xô đẩy nhau gây 
thương tích và ảnh hưởng đến hoạt động chung của cô và các bạn khác... 
 Ví dụ: Trong giờ trẻ chơi tự do ngoài trời bản thân tôi giáo dục khi nhìn 
thấy rác ở sân trường các con giúp cô nhặt rác và bỏ vào thùng rác hay nhặt 
chiếc lá cây trên sân trường. Nhằm giáo dục các con thói quen tốt không xả rác. 8
 Thông qua hoạt động vệ sinh việc rèn nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ, giáo 
dục trẻ giữ gìn vệ sinh cho cơ thể mình thường xuyên như: Xếp hàng ngay ngắn 
chờ đến lượt, trẻ tự rửa tay trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vui 
chơi... cách tiết kiệm nước, biết mở, khóa van khi rửa tránh lãng phí, cách xả bồn 
vệ sinh...
 Ví dụ: Khi trẻ chơi xong cô hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà phòng cho 
sạch, không được vặn nhiều nước để chơi, nghịch chống lãng phí nước.
 Hình ảnh: Trẻ rửa tay sau khi chơi ngoài trời
 Hình ảnh: cho trẻ quan sát chơi góc cùng các bạn
 * Rèn nền nếp, thói quen vào giờ ăn, giờ ngủ cho trẻ 3 - 4 tuổi. 10
 * Biện pháp 3: Tạo môi trường hình thành thu hút sự chú ý của.
 Trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng, trong độ tuổi này trẻ 
được hoạt động dưới nhiều hình thức học mà chơi, chơi mà học, học ở mọi lúc, 
mọi nơi. Vì vậy muốn đưa chất lượng của việc rèn luyện nề nếp thói quen cho 
trẻ tốt hơn. Bản thân tôi đã không ngừng cho việc sưu tầm, làm và sử dụng đồ 
dùng, đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, nhưng phải đảm bảo an toàn, sử 
dụng hợp lý và phù hợp với nội dung với độ tuổi của trẻ để thu hút trẻ vào mọi 
hoạt động có nề nếp trật tự một cách thoải mái và tự tin.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng đến viêc trang trí môi trường trong 
và ngoài lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Hay trang trí môi trường 
lớp học theo phương pháp Stem với nguyên vật liệu từ thiên nhiên. Với mong 
muốn giúp trẻ gần gũi hơn với môi trường xung quanh. Giáo dục trẻ tiết kiệm 
ngay từ nhỏ.
 Ví dụ: cháu mới đi học đang còn khóc vì nhớ bố mẹ, ông bà... tôi có thể 
bế cháu lại gần bức tranh vẽ cảnh cô cùng các bạn xếp hình, để trẻ tập trung vào 
bức tranh mà quên đi việc nhớ nhà bằng cách tôi có thể đàm thoại với trẻ, chỉ 
vào hình ảnh và hỏi trẻ: Tranh vẽ ai đây? còn ai đây nữa? cô giáo và các bạn 
đang làm gì?... dần dần trẻ sẽ ngoan không quấy khóc và bố mẹ sẽ yên tâm hơn.
 Hình ảnh: Cô đang trò chuyện cùng bạn mới. 12
 Tôi cũng thường xuyên đăng tải những bài viết, bài thơ cách chăm sóc trẻ 
trên phần mềm app của lớp để phụ huynh phối hợp dạy cho trẻ khi ở nhà. Cũng 
như cập nhật các hình ảnh của trẻ lên app giúp phụ huynh hiểu và chia sẻ cùng 
cô giáo trong việc rèn nề nếp cho trẻ.
 Hình ảnh: App của lớp tôi phụ trách
 Biện pháp 5: Nêu gương tốt các hoạt động trong ngày: 
 Ở lứa tuổi mầm non với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển mạnh, trẻ 
còn bé hay tò mò thích bắt chước, cô giáo phải tôn trọng trẻ và hết sức công 
bằng sử dụng khen, chê đúng mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi 
vâng lời của trẻ, những không nên khen quá đáng và chê trách chung chung, nên 
tôi thường khen những gương tốt để trẻ bắt chước. 14
 - Có nhiều kinh nghiệm trong công tác làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp, 
thiết kế môi trường giáo dục thở mãn nhu cầu thích được khám phá, trải nghiệm 
của trẻ, khích thích sự tìm tòi, hứng thú của tẻ và tạo môi trường giáo dục một 
cách tự nhiên.
 + Đối với trẻ:
 - Trẻ đã mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, phát huy được tính tích cực, 
mở rộng sự hiểu biết của trẻ, tạo ra nhiều sản phẩm đạt kết quả cao.
 - Trẻ thích đi học, có tinh thần thi đua, hăng hái tham gia các hoạt động.
 - Trẻ giao lưu và trò chuyện với nhau mạnh dạn hơn, hình thành được các 
liên kết đơn giản giữa các góc chơi, mạnh dạn nói lên những mong muốn của 
mình và thể hiện những mong muốn đó cùng cô, cùng các bạn.
 Bảng 2: So sánh kết quả sau khi sử dụng biện pháp rèn nề nếp, thói quen 
cho trẻ 3-4 tuổi.
 Số trẻ đạt trước Số trẻ đạt sau 
 STT Tiêu chí đánh giá khi áp dụng khi áp dụng 
 biện pháp biện pháp
 1 Thói quen nề nếp đi học đều 64,3% 92,9%
 2 Thói quen nề nếp chào hỏi 71,4% 92,9%
 3 Thói quen nề nếp giờ ăn 71,4% 92,9%
 4 Thói quen nề nếp giờ ngủ 71,4% 89,3%
 5 Thói quen nề nếp học tập 71,4% 89,3%
 6 Thói quen nề nếp vệ sinh 64,3% 89,3%
 7 Thói quen cất đồ dùng đồ chơi 64,3% 89,3%
 + Đối với cha mẹ trẻ:
 - Các bậc phụ huynh nhận thức được việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho 
trẻ là rất quan trọng khi trẻ còn bé.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ne_nep_thoi_quen_ban_dau_cho_tre_3_4_tuoi_o_t.doc