SKKN Sử dụng hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hứng thú với khám phá khoa học

Khám phá khoa học là phương tiện để trẻ làm quen với môi trường xung quanh qua đó trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình và mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú đa dạng, sinh động đầy hấp dẫn với trẻ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông,…), đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau …) và hiểu biết về chính bản thân trẻ. Khám phá khoa học còn đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thế giới tự nhiên, chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học và làm sao để những giờ học đó trở nên thú vị, không khô khan với trẻ nên tôi đã chọn đề tài là: “Sử dụng hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi hứng thú với khám phá khoa học”.

doc 8 trang lethu 23/12/2024 10
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hứng thú với khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hứng thú với khám phá khoa học

SKKN Sử dụng hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hứng thú với khám phá khoa học
 Sĩ số lớp ổn định, trẻ tiếp thu nhanh phát triển tốt cả thể chất và trí tuệ.
 Giáo viên ở lớp phối kết hợp và thống nhất phương pháp, biện pháp dạy 
trẻ.
 BGH nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao 
chuyên môn và mua sắm cũng như bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi để 
đảm bảo thực hiện tốt chất lượng giảng dạy.
 Một số trẻ đã học qua lớp nhà trẻ nên đã có kiến thức và kĩ năng nhất 
định. Trẻ mạnh dạn, tự tin ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung 
quanh.
 1.2. Khó khăn:
 Hầu hết trẻ trong lớp có bố mẹ làm nghề nông nên phụ huynh ít có thời 
gian chăm sóc con khi ở nhà.
 Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ sinh vào cuối năm, 
một số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên khả năng tiếp thu còn chậm hơn các bạn.
 Môi trường tự nhiên còn hạn chế như: cây bóng mát, vườn hoa, vườn rau, 
... vừa mới được được quy hoạch. 
 Cơ sở vật chất ngoài trời còn thiếu như: Góc thiên nhiên bé chơi với cát 
nước chưa có, xích đu, cầu trượt quá lâu ngày nên không an toàn.
 Vốn hiểu biết về môi trường tự nhiên của trẻ còn hạn chế.
 1.3. Khảo sát thực tế
 Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng khám 
phá khoa học của trẻ lớp mình. Kết quả khảo sát như sau.
 Kết quả đánh giá giờ hoạt động khám phá khoa học của trẻ trước khi làm 
thực nghiệm (Tổng số: 26 trẻ): + Muốn trứng nổi lên thì các con phải làm gì? Trẻ thảo luận cùng với bạn 
để đưa ra ý kiến “Đổ thêm muối vào ly số 1”
 + Sau đó cô giải thích cho trẻ hiểu: Vì muối tan trong nước, muối nặng 
nên chìm xuống dưới đẩy trứng nổi lên.
 - Khi hoạt động kết thúc tôi thấy trẻ vô cùng phấn khởi, reo hò vỗ tay, tôi 
thấy rất vui vì trẻ tự chủ động làm thí nghiệm. Tôi đã tác động đến các cháu tính 
tự lập, tự tin, tìm ra kết quả nhanh, hoàn thành công việc của mình.
 Với hoạt động trẻ làm thí nghiệm tôi đã thành công vì thấy trẻ rất hứng 
thú, tự tin, say mê, nhiệt tình. Bên cạnh đó còn mở rộng thêm một số hoạt động 
khác như: Hoa đổi màu, nhuộm quả, in hình, ...
 * Biện pháp 2: Khám phá khoa học thông qua hình thức trải nghiệm
 - Nội dung: Xác định rỏ chủ đề của nội dung tham quan để đưa ra nhiệm 
vụ. Trước khi đi tham quan cần đàm thoại với trẻ về mục đích và địa điểm để tạo 
hứng thú cho trẻ. Quan tâm đến sức khỏe của trẻ, chuẩn bị trang phục phù hợp 
với thời tiết, vận động của trẻ.
 - Cách thực hiện: Đàm thoại ngắn gọn về mục đích buổi tham quan, hành 
vi ứng xử trong quá trình tham quan. Tổ chức cho trẻ quan sát tôi giúp trẻ xác 
định những dấu hiệu đặc trưng của sự vật hiện tượng thông qua các biện pháp 
như: Đặt câu hỏi, câu đố, bài thơ hướng dẫn trẻ quan sát, khảo sát, sử dụng 
phương pháp trò chơi, kể chuyện, giải thích để bổ sung cho quá trình quan sát 
của trẻ. Ngoài ra sử dụng các bài hát để lôi cuốn trẻ.
 VD: Khám phá các loài hoa
 + Hướng trẻ chú ý vào quan sát các loài hoa đã chuẩn bị. Có cháu tìm đến 
hoa cúc, vì ở nhà bố mẹ có trồng, có cháu thì tìm đến hoa hồng, có cháu chưa 
chủ động được đang phân vân thì cô gợi ý giúp đỡ, cô nên tôn trọng ý kiến của 
trẻ, và tạo điều kiện cho trẻ quan sát bằng cách cô dặt câu hỏi về hoa, gợi ý cho 
trẻ quan sát theo nhóm. Cuối cùng tạo cơ hội cho trẻ mô tả những gì mình đã 
quan sát được. Vì thời gian ngắn nên cô trao đổi với trẻ mọi lúc mọi nơi. Trong 
khi đi tham quan cô cho cháu hát múa bài “hoa trường em”, hoặc nghe cô kể Sau khi áp dụng biện pháp trên, kết quả khảo sát cho thấy:
 Kết quả khảo sát
 Nội dung khảo sát
 Số trẻ %
 1. Trẻ chú ý vào nội dung 24/26 92,3
 2. Trẻ thích được nói lên ý kiến của 
 21/26 80,7
 mình.
 3. Trẻ hiểu được kiến thức 23/26 88,5
 Dựa vào kết quả khảo sát trên: 
 * Đối với trẻ: Thông qua các hoạt động trải nghiệm ,làm thí nghiệm nhận 
thấy được khả năng khám phá khoa học của trẻ tốt hơn.Lúc này trẻ biết nói lên 
được ý tưởng của mình , biết cách tự mình làm thí nghiệm và biêt được kết quả 
của thí nghiệm mình vừa làm xong.Không những thế mà trẻ còn phát huy được 
tính chủ động ,tự tin,mạnh dạn hơn trong mọi việc.
 * Đối với phụ huynh:Bên cạnh đó phụ huynh còn tạo mọi điều kiện tốt 
nhất cho trẻ trong các buổi thực hành ,thí nghiệm.Họ vui mừng khi biết được 
con e mình đến trường không những được học tập qua sách vỡ,bài giảng của cô 
mà còn được học thông qua trải nghiệm,thực hành.
 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
 1. Kết luận:
 Qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu“Một số biện pháp tạo hứng thú cho 
trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi khám phá khoa học” tôi rút ra được kết luận như sau: 
 Giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc giáo dục 
trẻ.
 Không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều hình thức tổ chức 
hoạt động phong phú để lôi cuốn trẻ tham gia. 
 * Bài học kinh nghiệm:
 Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 – 4 tuổi. Quan 
tâm đến từng cá nhân và hiểu được một số tâm tư nguyện vọng riêng biệt của XÁC NHẬN CỦA THỦ Hải Sơn, ngày tháng 12 năm 2021.
 TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI TRÌNH BÀY
 Lê Thị Hiệp Lê Thị Nga

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_hoat_dong_trai_nghiem_thi_nghiem_giup_tre_mau_g.doc