SKKN Tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi khám phá khoa học tại Trường Mầm non Hải Sơn

Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá khoa học là không thể thiếu, có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như: Đức – Trí – Thể – Mĩ. Khám phá khoa học là phương tiện để trẻ làm quen với môi trường xung quanh qua đó trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình và mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú đa dạng, sinh động đầy hấp dẫn với trẻ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông,…), đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau …) và hiểu biết về chính bản thân trẻ. Khám phá khoa học còn đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thế giới tự nhiên, chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học và làm sao để những giờ học đó trở nên thú vị, không khô khan với trẻ nên tôi đã chọn biện pháp “tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi khám phá khoa học”.

doc 8 trang lethu 23/12/2024 10
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi khám phá khoa học tại Trường Mầm non Hải Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi khám phá khoa học tại Trường Mầm non Hải Sơn

SKKN Tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi khám phá khoa học tại Trường Mầm non Hải Sơn
 1. Thực trạng vấn đề: 
 Năm học 2021-2022, tôi được phân công phụ trách nhóm trẻ 25 -36 tháng 
tuổi, với số trẻ là 26 trẻ. Ở độ tuổi này là độ tuổi trẻ khủng hoảng lên 3 nên trẻ 
hơi bướng bỉnh và nghịch . Sau hơn 1 tháng đón trẻ và ổn định lớp, tôi bắt đầu 
tìm hiểu để tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi khám phá khoa học và nhận 
thấy một số thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi:
 Môi trường lớp học được trang trí đẹp mắt, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, kích 
thích và thu hút trẻ đến lớp.
 Bản thân tôi là một giáo viên có thời gian công tác trong ngành được 10 
năm, luôn nhiệt tình với trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp, được phụ huynh tín 
nhiệm.
 Sĩ số lớp ổn định, trẻ tiếp thu nhanh phát triển tốt cả thể chất và trí tuệ.
 Giáo viên ở lớp phối kết hợp và thống nhất phương pháp, biện pháp dạy 
trẻ.
 BGH nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao 
chuyên môn và mua sắm cũng như bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi để 
đảm bảo thực hiện tốt chất lượng giảng dạy.
 Một số trẻ đã học qua lớp nhà trẻ nên đã có kiến thức và kĩ năng nhất 
định. Trẻ mạnh dạn, tự tin ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung 
quanh.
 * Khó khăn:
 Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ sinh vào cuối năm, 
một số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên khả năng tiếp thu còn chậm hơn các bạn.
 Cơ sở vật chất ngoài trời còn thiếu như: xích đu, cầu trượt quá lâu ngày 
nên không an toàn.
 Vốn hiểu biết về môi trường tự nhiên của trẻ còn hạn chế.
 Phụ huynh trẻ đa số là làm nghề nông và công nhân may ở phong phú, Ca 
vi, ít có thời gian trò chuyện với trẻ. - Nội dung: Cho trẻ làm thí nghiệm và thực hành để phát hiện “khám phá 
khoa học mới”
 - Cách thực hiện: Cũng như lúc đầu tôi chọn đề tài này để nghiên cứu là vì 
trong mấy năm công tác tôi nhận thấy trẻ khám phá khoa học khác nhau, chúng 
hứng thú với những gì chưa biết chưa làm, đặc biệt là làm thí nghiệm khám phá 
điều mới lạ. Được trực tiếp làm thí nghiệm là điều thích thú đối với trẻ, trẻ được 
tự do hoạt động, trải nghiệm, được thử đúng sai, và cùng bạn tìm ra kết quả đó 
là điều lí thú đối với trẻ.
 VD: Dạy trẻ nhận biết vật chìm nổi.
Tôi cho trẻ làm thí nghiệm với 2 ly nước và 2 quả trứng.
Cho 2 ly thủy tinh đổ nước bằng nhau, và dán kí hiệu số 1, số 2. lần lượt cho 
muối vào: Ly số 1 cho 1 thìa muối, ly số 2 cho 2 thìa muối cùng khuấy đều. Cho 
trẻ thực hiện thả trứng vào 2 ly nước và xem kết quả.
Kết quả: Ly số 1: Trứng chìm
 Ly số 2: Trứng nổi
 + Cho trẻ tìm hiểu nguyên nhân vì sao: “Ly số 1 đổ bao nhiêu thìa muối, 
ly số 2 đổ bao nhiêu thìa muối”, từ đó trẻ tìm ra nguyên nhân.
 + Muốn trứng nổi lên thì các con phải làm gì? Trẻ thảo luận cùng với bạn 
để đưa ra ý kiến “Đổ thêm muối vào ly số 1”
 + Sau đó cô giải thích cho trẻ hiểu: Vì muối tan trong nước, muối nặng 
nên chìm xuống dưới đẩy trứng nổi lên.
 - Khi hoạt động kết thúc tôi thấy trẻ vô cùng khấn khởi, reo hò vỗ tay, tôi 
thấy rất vui vì trẻ tự chủ động làm thí nghiệm. Tôi đã tác động đến các cháu tính 
tự lập, tự tin, tìm ra kết quả nhanh, hoàn thành công việc của mình.
 Với hoạt động trẻ làm thí nghiệm tôi đã thành công vì thấy trẻ rất hứng 
thú, tự tin, say mê, nhiệt tình. Bên cạnh đó còn mở rộng thêm một số hoạt động 
như: Hoa đổi màu, nhuộm quả, in hình, ...
 * Biện pháp 3: Khám phá khoa học bằng hình thức tham quan
 - Nội dung: Xác định rỏ chủ đề của nội dung tham quan để đưa ra nhiệm 
vụ. Trước khi đi tham quan cần đàm thoại với trẻ về mục đích và địa điểm để tạo khám phá môi trường tự nhiên, nơi giành cho hoạt động góc, hoạt động ngoài 
trời. Thông qua đó trẻ tri giác, khám phá nhằm phát triển tư duy, so sánh, phân 
tích, tổng hợp, qua hằng ngày trẻ nhìn thấy sự hình thành và phát triển của sự 
vật hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng. Từ đó biết cách chăm sóc, bảo vệ 
như: Lau lá cây, nhặt lá vàng, tưới nước cho cây.
 VD: Thực hiện chủ đề thế giới thực vật tôi chọn góc thiên nhiên có:
 + Chậu cho trẻ gieo hạt đậu, bắp cho trẻ tự chăm sóc và theo dõi quá trình 
phát triển của cây mỗi ngày.
 + Có hộp xốp chứa đất để trồng rau khoai lang, rau mồng tơi.
 + Ngoài ra có các loại hoa, cây xanh xung quanh góc thiên nhiên.
 + Sắp xếp các chậu, giữa đất hoặc ngang tầm với trẻ để trẻ dễ dàng quan 
sát và chăm sóc.
 Kết quả tôi nhận thấy mỗi giờ hoạt động góc hay hoạt động ngoài trời ở 
góc thiên nhiên trẻ vô cùng hứng thú vì được trực tiếp chơi với đất cát, nước, 
trồng và chăm sóc các loại cây, hoa khác nhau theo ý mình
 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 Qua việc thực hiện biện pháp “tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 
khám phá khoa học” tại trường mầm non Hải Sơn” tôi thấy trẻ lớp tôi dạy có 
những chuyển biến rõ rệt:
 Trẻ hăng say vào khám phá khoa học, vì thế mà các kĩ năng phát triển 
nhanh hơn: Kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp. 
 Trẻ đã biết bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, hình thành 
cảm xúc tích cực, kinh nghiệm kĩ năng sống tốt hơn.
 Các bậc phụ huynh có những chuyển biến rõ rệt và quan tâm ngày càng 
nhiều đến con em mình. Trên đây là những giải pháp kinh nghiệm của bản thân tôi trong đề tài “Một 
số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi khám phá khoa học” trong 
năm học này. Trong quá trình thực hiện chắc chắn không tránh khỏi sơ suất, rất 
mong nhận được sự quan tâm, góp ý để bản thân thực hiện tốt hơn trong những 
năm học tới.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Hải Sơn, ngày 15 tháng 11 năm 2021
 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI TRÌNH BÀY
 Lê Thị Hiệp Nguyễn Thị Liên

File đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_cho_tre_mau_giao_3_4_tuoi_kham_pha_khoa_ho.doc