SKKN Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 3 tuổi hứng thú tham gia bảo vệ môi trường

Giáo dục môi trường xanh sạch đẹp là giáo dục về ý thức cho mọi người, mọi nhà phải có ý thức trong việc tham gia bảo vệ môi trường và để hạn chế ô nhiễm môi trường hiện nay. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học từ mầm non đến đại học phải giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của con người. Qua quan sát thực tế cho thấy các nguyên nhân gây lên ô nhiễm môi trường hiện nay: Như ô nhiễm về nguồn nước do vất rác thải xuống sông, ao, hồ, nước thải của các nhà máy chế biến ô nhiễm về không khí do khói thải của các nhà máy công nghiệp ô nhiễm về đường bộ do bụi bẩn khói thải của các loại xe cơ giới trên đường bộ ô nhiễm về các mùi hôi thối của xác chết động vật và rác thải vất bừa bãi trên đường ô nhiễm do phun thuốc trừ sâu trên ruộng lúa hoa mầu rồi bón phân hóa học trên các đồng ruộng ô nhiễm do khai thác đánh bắt hải sản bằng bom mìn, thuốc nổ, tất cả đều là những nguyên nhân gây lên ô nhiễm môi trường hiện nay.

docx 22 trang lethu 24/12/2024 771
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 3 tuổi hứng thú tham gia bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 3 tuổi hứng thú tham gia bảo vệ môi trường

SKKN Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 3 tuổi hứng thú tham gia bảo vệ môi trường
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài: 
 1. Cơ sở lý luận:
 Người xưa có câu: Người có sức khoẻ thì có cả trăm ngàn ước mơ
 Người không có sức khoẻ thì chỉ có một ước mơ duy nhất là sức khoẻ.
 Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản 
thân, không có sức khỏe con người sống đâu còn ý nghĩa “người khỏe mạnh thì có 
trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước 1 điều”, chắc hẳn ai cũng đoán được điều 
ước đó là sức khỏe phải không ạ! Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi người 
đều có một sức khỏe tốt, ngoài những vấn đề về dinh dưỡng, thể lực thể thao, tinh 
thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch cũng đóng một vai trò vô cùng quan 
trọng. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi chúng ta. Giáo dục trẻ ý thức 
nhận biết về môi trường từ nhỏ có nghĩa là giáo dục trẻ nền tảng nhận biết “giáo dục 
bảo vệ môi trường” từ ban đầu. Trên thực tế ở trường Mầm non nơi tôi công tác nói 
chung và ở lớp 3 tuổi C1 nói riêng vấn đề giáo dục môi trường cho trẻ còn nhiều hạn 
chế, chưa phát huy hết được việc cho trẻ hiểu về môi trường, được quan sát tiếp cận, 
làm các hoạt động thực tiễn, được trải nghiệm, từ đó tôi nhận ra được một điều quan 
trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học Mầm 
non ý thức bảo vệ môi trường. Điều này là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của 
trẻ sau này. Vì khi trẻ đã có ý thức bảo vệ môi trường sẽ khắc sâu vào cuộc sống của 
trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Bên cạnh 
đó dạy trẻ biết bảo vệ môi trường sống là một vấn đề, nhưng dạy trẻ tiếp thu được 
bài học đó trong khi dạy mới là cả một vấn đề quan trọng, trẻ nhỏ như một tờ giấy 
trắng chúng ta muốn vẽ cái gì lên cái đó, vậy để hướng dẫn trẻ vẽ như thế nào thì 
giáo viên phải có trình độ nghệ thuật để làm sao tạo được hứng thú ngay từ lúc ban 
đầu cho trẻ. Qua tham khảo nhiều các tiết dạy của các đồng nghiệp cho thấy việc 
giáo dục trẻ lồng ghép vào các tiết dạy trẻ hứng thú hơn, vậy giáo viên phải xác định Đề tài được thực hiện trong một năm học từ tháng 9/2022 - 4/2023 tại lớp 3 - 
4 tuổi C1 Trường Mầm non 
 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở của lý luận:
 Giáo dục môi trường xanh sạch đẹp là giáo dục về ý thức cho mọi người, mọi 
nhà phải có ý thức trong việc tham gia bảo vệ môi trường và để hạn chế ô nhiễm môi 
trường hiện nay. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học từ mầm non đến 
đại học phải giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường vì bảo vệ môi trường chính là 
bảo vệ sức khỏe của con người. Qua quan sát thực tế cho thấy các nguyên nhân gây 
lên ô nhiễm môi trường hiện nay: Như ô nhiễm về nguồn nước do vất rác thải xuống 
sông, ao, hồ, nước thải của các nhà máy chế biến ô nhiễm về không khí do khói thải 
của các nhà máy công nghiệp ô nhiễm về đường bộ do bụi bẩn khói thải của các loại 
xe cơ giới trên đường bộ ô nhiễm về các mùi hôi thối của xác chết động vật và rác 
thải vất bừa bãi trên đường ô nhiễm do phun thuốc trừ sâu trên ruộng lúa hoa mầu 
rồi bón phân hóa học trên các đồng ruộng ô nhiễm do khai thác đánh bắt hải sản 
bằng bom mìn, thuốc nổ, tất cả đều là những nguyên nhân gây lên ô nhiễm môi 
trường hiện nay.
 Trên thực tế ở trường Mầm non nơi tôi công tác nói chung và ở lớp 3 tuổi C1 
nói riêng vấn đề giáo dục môi trường cho trẻ còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết 
được việc cho trẻ hiểu về môi trường, được quan sát tiếp cận, làm các hoạt động thực 
tiễn, được trải nghiệm. Ở lớp tôi nhận thấy còn một vài phụ huynh chưa quan tâm 
vấn đề môi trường của trường, lớp, gia đình. Còn học sinh thì chưa tích cực tham gia 
vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: Vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng đồ 
chơi, giữ gìn lớp gọn gàng sạch sẽ, thu gom lá, chăm sóc cây xanh, rác thải ngoài 
sân trường. Nhờ thực tiễn và ứng dụng công nghệ thông tin trên Internet tôi hiểu rất rõ về 
vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay là gì. Cơ sở vật chất cũng như giáo cụ trực quan 
của nhà trường tương đối đầy đủ đã giúp tôi phần nào thực hiện được mục tiêu giáo 
dục của mình. Các cháu đi lớp rất đều và cha mẹ trẻ rất quan tâm đến việc học tập 
hoạt động của trẻ.
 b. Khó khăn: 
 Đối với trẻ 3 tuổi các cháu rất hiếu động, kỹ năng, kiến thức về bảo vệ môi 
trường còn nhiều hạn chế chưa hiểu sâu sắc, trẻ chỉ hiểu sơ qua về bảo vệ môi trường 
trong sinh hoạt hàng ngày thường gặp chứ không hiểu về các nguyên nhân khác dẫn 
đến ảnh hưởng môi trường. Do đó việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi 
trường vào các tiết học và các hoạt động giáo dục khác là một việc làm cấp bách và 
cần thiết.
 Trong những năm qua, thường thì các nội dung khác mà chưa đi sâu đi sát về 
lĩnh vực bảo vệ môi trường lồng ghép vào các tiết dạy khác là nội dung kết hợp trong 
các hoạt động trọng tâm khác, chỉ được lựa chọn là nội dung trọng tâm khi rơi vào 
chủ đề thế giới thực vật. Vì thế mục đích đạt được chưa rõ ràng và khó có thể đánh 
giá sự nhận thức và thực hành kỹ năng bảo vệ môi trường của trẻ còn mơ hồ.
 Do tình hình dịch bệnh Covid - 19 kéo dài nên thời gian trẻ đến trường ít làm 
ảnh hưởng đến các hoạt động của cô và trẻ. Bên cạnh đó khi tổ chức giáo viên chưa 
mạnh dạn tổ chức các hoạt động khác mà chỉ theo “khuôn mẫu có sẵn” cho nên các 
hình thức giáo dục ngày càng trở nên nghèo nàn, không có tính thực tế và thu hút 
được sự chủ động tham gia của trẻ đúng như nguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm”. 
Chính vì thế mà các lĩnh vực học thường chỉ là những bài học khô khan không hấp 
dẫn trẻ.
 Bởi vậy mà các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường chưa được nhân rộng 
và làm nền tảng để tiến tới cho việc ra đời các hoạt động khác, đáp ứng một phần 
quan trọng cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3 - 4 tuổi hiện nay. Cách chơi: Khi có hiệu lệnh các bạn dùng 2 ngón tay của bàn tay cắp những chiếc 
Lá cây, vỏ kẹo, hộp sữa, vỏ bánh ở dưới sân trường bỏ vào thùng rác. Trong thời 
gian 5 phút bạn nào cắp được nhiều Lá cây, vỏ kẹo, hộp sữa, vỏ bánh vào thùng rác 
là thắng cuộc.
 + Hoạt động 2: Trẻ tiến hành chơi, cô đi quan sát động viên trẻ chơi. 
 + Hoạt động 3: Nhận xét giáo dục trẻ hãy bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp 
khi ở nhà, ở trường hay ở nơi công cộng có rác bẩn ta hãy nhặt bỏ vào thùng rác để 
bảo vệ môi trường. 
 (Phụ lục 1 - Hình ảnh trẻ nhặt rác bỏ vào thùng rác).
 Trò chơi 2: “Người chăn nuôi cá”
* Mục đích trò chơi giúp trẻ
 Trẻ hiểu được rác thải vứt xuống ao, hồ cũng làm ảnh hưởng ô nhiễm tới đến 
nguồn nước sạch và làm cho các loài động vật bị chết do ô nhiễm về nguồn nước ở 
ao hồ, sông, suối, giúp trẻ nhận biết về ô nhiễm môi trường nguồn nước dẫn đến hậu 
quả như thế nào?
 * Cách thực hiện: 
 + Phương tiện chơi: Hình ảnh về các nguồn nước bị ô nhiễm, xác chết của 
các loài động vật chết nổi trên ao, hồ sông, suối, 7 chiếc vòng thể dục
 + Hoạt động 1: Cô giới thiệu cách chơi.
 Cách chơi: Cô có 7 chiếc vòng, mỗi chiếc vòng tượng trưng cho một cái ao 
cá. Và trong ao có những hình ảnh một ao nước trong không có rác bẩn và xác cá 
chết, một cái ao nước đen có rác bẩn và có xác cá chết của các loài động vật. Cô cho 
trẻ đi thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài hát” Cá vàng bơi”. Khi có hiệu lệnh tìm ao 
thì trẻ phải nhanh chân tìm cho mình một cái ao có hình ảnh theo yêu cầu của cô, 
bạn nào không tìm được phải nhảy lò cò.
 + Hoạt động 2: Trẻ tiến hành chơi, cô đi quan sát động viên trẻ chơi. * Cách thực hiện: 
 + Phương tiện chơi: Giấy tô ki, lô tô về một số hành động đúng, sai với môi 
trường
 + Hoạt động 1: Cô giới thiệu cách chơi:
 Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 nhóm. Khi có hiệu lệnh các nhóm cùng nhau 
thảo luận tìm lô tô hành động đúng đối với môi trường và biến đổi khí hậu, gắn vào 
tờ tô ki của nhóm mình. Trong thời gian một bản nhạc nhóm nào gắn được nhiều lô 
tô về hành động đúng thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.
 + Hoạt động 2: Trẻ tiến hành chơi, cô bao quát động viên trẻ chơi.
 + Hoạt động 3: Nhận xét giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn 
vệ sinh trường, lớp, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, tiết kiệm nước
 Trò chơi 5 “Thử tài phân loại phế liệu”
 * Mục đích trò chơi giúp trẻ
 - Hiểu biết về các hành vi bảo vệ môi trường ở trường lớp, ở nhà cũng như 
khi đi trên đường qua các tình huống xẩy ra khi trẻ nhìn thấy, bên cạnh đó còn giúp 
trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ vốn từ mở rộng cho trẻ.
 * Cách thực hiện: 
 + Phương tiện chơi: Các loại phế liệu: Vỏ hộp sữa, vỏ bim bim, lá khô đã 
được vệ sinh sạch sẽ, rổ nhỡ 3 cái, 2 cái bàn, 2 thanh gỗ.
 + Hoạt động 1: Cô giới thiệu cách chơi:
 - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có 1 rổ tổng hợp đựng các loại 
phế liệu bằng nhau, mỗi lần lên chơi các con chỉ được cầm một loại phế liệu và để 
vào đúng rổ phân loại của đội mình. Thời gian chơi là một bản nhạc, đội nào phân 
loại đúng và nhanh nhất sẽ dành phần thắng.
 + Hoạt động 2: Trẻ tiến hành chơi, cô bao quát động viên trẻ chơi.
 + Hoạt động 3: Nhận xét giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm, sử dụng lại các phế 
liệu để giữ gìn vệ sinh môi trường. 

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_mot_so_tro_choi_giup_tre_3_tuoi_hung_thu_tham.docx