SKKN Xây dựng hệ thống các biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi bảo vệ môi trường và phòng chống rác thải nhựa trong Trường Mầm non Tuổi Hoa

Hiện nay con người đang quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng một lần, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường.Tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Các hoạt động giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện phong trào “Nói không với rác thải nhựa” đã được đẩy mạnh trong nhiều nhà trường và góp phần hình thành nên một thế hệ mới có ứng xử đẹp bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các phụ huynh và cộng đồng xã hội. Có thể thấy, các hoạt động giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện phong trào “Nói không với rác thải nhựa” đã được đẩy mạnh trong nhiều nhà trường. Các hoạt động giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại trường được tổ chức đa dạng, thường xuyên, đã lan tỏa tinh thần “Nói không với rác thải nhựa”, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp không chỉ trong các em học sinh mà tới cả các phụ huynh và gia đình. Thực hiện chỉ thị chung của ngành giáo dục mầm non, dựa vào tình hình thực tế của trường, của lớp, từ thực tế tôi thấy rằng trẻ chưa đạt được mục tiêu cơ bản, tỉ lệ trẻ có những hành vi, thái độ tham gia bảo vệ môi trường còn rất ít và không thường xuyên.
docx 20 trang lethu 20/05/2024 1340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống các biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi bảo vệ môi trường và phòng chống rác thải nhựa trong Trường Mầm non Tuổi Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng hệ thống các biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi bảo vệ môi trường và phòng chống rác thải nhựa trong Trường Mầm non Tuổi Hoa

SKKN Xây dựng hệ thống các biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi bảo vệ môi trường và phòng chống rác thải nhựa trong Trường Mầm non Tuổi Hoa
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Khoa học, sáng kiến và Công nghệ quận Hoàn Kiếm
Tên tôi là: Phạm Kim Phượng
Chức danh: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Tuổi Hoa
Điện thoại: 0946606035
Email:
 Tôi làm đơn này trân trọng kính đề nghị Hội đồng Khoa học, sáng kiến và Công 
nghệ quận Hoàn Kiếm xem xét và công nhận sáng kiến cấp Quận đối với sáng kiến do 
tôi làm tác giả, sau đây:
Tên sáng kiến: Xây dựng hệ thống các biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi bảo vệ môi 
trường và phòng chống rác thải nhựa trong trường mầm non.
(Có Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến và Biên bản chấm của đơn vị, kèm theo)
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không 
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước 
pháp luật về thông tin đã nêu trong đơn.
 Hoàn Kiếm, ngày... tháng... năm 2022
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Phạm Kim Phượng 2
thải nhựa” đã được đẩy mạnh trong nhiều nhà trường và góp phần hình thành nên một 
thế hệ mới có ứng xử đẹp bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sự chuyển biến tích cực trong 
nhận thức và hành động của các phụ huynh và cộng đồng xã hội.
 Có thể thấy, các hoạt động giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện 
phong trào “Nói không với rác thải nhựa” đã được đẩy mạnh trong nhiều nhà trường. 
Các hoạt động giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại trường được tổ chức đa 
dạng, thường xuyên, đã lan tỏa tinh thần “Nói không với rác thải nhựa”, giữ gìn môi 
trường xanh - sạch - đẹp không chỉ trong các em học sinh mà tới cả các phụ huynh và 
gia đình. Thực hiện chỉ thị chung của nghành giáo dục mầm non, dựa vào tình hình thực 
tế của trường, của lớp, từ thực tế tôi thấy rằng trẻ chưa đạt được mục tiêu cơ bản, tỉ lệ 
trẻ có những hành vi, thái độ tham gia bảo vệ môi trường còn rất ít và không thường 
xuyên.
 Đồng hành với những suy nghĩ ấy rõ ràng chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vấn đề 
này như thế nào để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm 
công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể 
thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
 Vì vậy với mong muốn giúp cho học sinh của mình có những hiểu biết cơ bản về 
bảo vệ môi trường và phòng chống rác thải nhựa nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn nội dung: 
“Xây dựng hệ thống các biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi bảo vệ môi trường và phòng 
chống rác thải nhựa trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu của mình.
 - Nội dung đề tài:
Các biện pháp đã tiến hành :
 * Biện pháp 1: Đưa ra nội dung giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường và phòng 
chống rác thải nhựa cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
 Ngay từ đầu năm học căn cứ theo nhiệm vụ năm học Phòng Giáo dục và Đào tạo 
Quận Hoàn Kiếm và của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch nhiệm vụ chăm sóc giáo 
dục trẻ trong đó chú trọng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể thời gian, nội 
dung công việc, biện pháp thực hiện cụ thể theo từng tháng phù hợp với lứa tuổi, tình 
hình thực tế của lớp và của trẻ.
 Việc xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường cần được cụ thể, 
tích hợp theo từng chủ đề một cách rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi và tình hình thực tế của 
lớp là rất quan trọng, vì qua đây giáo viên lựa chọn và lồng ghép các hoạt động trong 
ngày dễ dàng với lứa tuổi để kết quả giáo dục trẻ bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao.
 - Qua thời gian nghiên cứu tôi đã xác định rõ yêu cầu cần đặt ra đối với việc giáo 
dục ý thức bảo vệ môi trường qua những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ.
 + Giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn và các 
tác hại khi sống trong môi trường bẩn để từ đó trẻ có các nhận thức bảo vệ môi trường 4
 - Những hiện trạng môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng chống rác 
thải nhựa mà cô giáo nêu ra phải gần gũi, không xa lạ với trẻ.
* Trong biện pháp nagy tôi đã xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung, hoạt động 
tích hợp theo từng chủ đề cụ thể như sau:
 THÁNG NỘI DUNG GIÁO DỤC
 - Giới thiệu các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, nơi bỏ rác, vứt 
 rác.
 - Xây dựng môi trường bằng hành vi phù hợp: tham gia lao động hàng 
 ngày; vứt rác đúng nơi quy định; không khạc nhổ bừa bãi; yêu quý 
 giữ gìn bảo vệ, sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi ở nhà, ở trường.
 - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái 
 hoa bẻ cành cây xung quanh trường lớp...
 9 - Trò chuyện về sự cần thiết của việc rửa tay, rửa mặt. Những thời 
 điểm cần rửa tay, rửa mặt (trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, 
 sau khi hoạt động ngoài trời và khi tay bẩn.)
 - Sử dụng tiết kiệm năng lượng: tiết kiệm điện, tiết kiệm nước sạch 
 trong sinh hoạt hằng ngày.
 - Hạn chế sử dụng túi nilon và chai nhựa dùng một lần, túi bóng... 
 trong sinh hoạt hằng ngày.
 - Giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh 
 môi trường đối với sức khoẻ con người. Trẻ có hành vi và thói quen 
 tốt trong ăn uống: mời cô, mời bạn, không ăn quà vặt ngoài đường...
 10 - Nhận biết ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh nam, nữ, thùng đựng 
 rác... và nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân: 
 dao, kéo, ổ cắm điện, ao, hồ... 6
 đánh đổ cơm, không bỏ cơm thừa,cơm rơi nhặt cho gọn vào đĩa. 
 Không xả nước bừa bãi, vặn vòi nước lại khi không dùng nữa. Khi 
 học bài biết giữ gìn đồ dùng, tiết kiệm hồ khi làm đồ dùng...), làm đồ 
 dùng, đồ chơi bằng các nguyên vật liệu tái chế.
 - Sưu tầm bài hát, bài thơ, câu đố, hò vè... về các loài cây để trẻ biết 
 được ích lợi của cây đối với con người từ đó trẻ có thái độ yêu quí biết 
 chăm sóc bảo vệ cây xanh (không bứt lá, bẻ cành, lá, hoa, không giẫm 
 lên cỏ, hoa...). Cho trẻ tìm hiểu và cung cấp cho trẻ thấy được môi 
 trường biển đang bị ô nhiễm do khai thác chặt phá cây trồng ven biển 
 và các loại tảo, rong biển quá mức.
 - Biết bảo vệ môi trường: không hái lộc xuân, không ngắt lá bẻ cành, 
 không xả rác bừa bãi, biết tiết kiệm các nguồn năng lượng, biết trồng 
 nhiều cây xanh để góp phần giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu..
2
 - Hướng dẫn trẻ và phụ huynh sử dụng những vỏ hộp bánh, hộp kẹo 
 Tết để làm đồ dùng đồ chơi
 - Biết thu gom và phân loại rác, cách xử lý từng loại rác, hậu quả của 
 việc xả rác bừa bãi và hiểu được ý nghĩa của việc phân loại rác, hiểu 
 biết việc tái chế rác thải, giữ gìn tài nguyên, hạn chế sử dụng túi nilon 
 , tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường...
 - Cách làm giảm bớt ô nhiễm môi trường do giao thông: khuyến khích 
 mọi người đi bộ, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như 
 xe buýt, không vứt rác xuống đường, xuống sông khi đi trên các 
3 phương tiện giao thông...
 - Giáo dục trẻ đi đường biết bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh tai 
 nạn, bố mẹ đưa đến trường phải để xe đúng quy định, không cho xe 
 đi vào sân trường khói bụi làm ô nhiễm môi trường. Trẻ biết nhận ra 
 cái đẹp trong việc giữ gìn các đồ dùng, phương tiện đi lại của gia đình 
 sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
 - Có hiểu biết về ngày trái đất, giờ trái đất, ngày nước và các hoạt 
 động nhân ngày trái đất.
 - Lợi ích của các hiện tượng thiên nhiên: nước là nguồn sống của con 
 người và động thực vật; gió làm không khí mát mẻ; nắng tiêu diệt nấm 
 mốc, làm sạch vi khuẩn...
4
 - Trẻ biết được nguyên nhân chính gây nên các thảm hoạ thiên tai và 
 hậu quả của các thảm họa thiên tai đó: Rét đậm rét hại, nắng nóng kéo 
 dài, mưa bão thất thường và nhiều, lũ lụt kéo dài. 8
 Góc thiên nhiên tôi luôn chú ý trồng nhiều loại cây xanh, chuẩn bị những bồn đất, 
dụng cụ chăm sóc cây để trẻ thường xuyên được gieo trồng chăm sóc cây. Đây là việc làm 
tốt bảo vệ môi trường hình thành lòng tự hào ở trẻ khi được góp công góp sức của mình 
vào việc làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
 (Ảnh 4)
 Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, tôi còn thống nhất 
mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng 
giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng 
như những “bức xúc” rất trẻ con của mình.
 Như vậy tạo môi trường lớp đẹp, thân thiện ở trong mỗi góc chơi sẽ tạo điều kiện 
thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó 
giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tưởng tượng sáng tạo từ đó trẻ mạnh dạn tự tin tham 
gia vào các hoạt động.
 * Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ thực hành kỹ năng bảo vệ môi trường, phòng 
chống rác thải nhựa thông qua các hoạt động.
 Do dịch Covid-19 nên trẻ chưa thể tới trường, thời gian chủ yếu của trẻ trong một 
ngày là ở gia đình. Chính vì vậy, vai trò của gia đình trong việc rèn luyện và hướng dẫn 
trẻ là rất quan trọng. Do đó, tôi luôn sưu tầm các video hướng dẫn trẻ bảo vệ môi trường, 
phòng chống rác thải nhựa và gửi lên nhóm lớp. Tôi luôn cố gắng tích hợp một cách khéo 
léo để gây hứng thú và duy trì được hứng thú cho trẻ, phù hợp với tình hình thưc tế và của 
chủ đề đang thực hiện tạo cơ hội để trẻ được tích cực hoạt động, trải nghiệm.
 Trong năm học 2021-2022, thực hiện Kế hoạch số 3739/KH-STNMT- SGDĐT ngày 
26/5/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Giáo dục và Đào tạo về Thực hiện 
Chương trình “Xây dựng Trường học xanh - Vì một Hà Nội xanh” trên địa bàn quận Hoàn 
Kiếm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 237/KH-TNMT-GDĐT ngày 16/9/2021 của 
UBND quận Hoàn Kiếm về việc thực hiện Chương trình “Xây dựng Trường học xanh - 
Vì một Hà Nội xanh giai đoạn 2021-2025”, ngay từ những ngày đầu năm học 2021-2022, 
tôi đã phát động tới phụ huynh và học sinh hưởng ứng chương trình Ngày quốc tế không 
khí sạch cho bầu trời xanh, lồng ghép các thông điệp về môi trường trong các video bài 
giảng cũng như trong những buổi giao lưu trực tuyến. (Ảnh 5, 6, 7, 8)
 * Biện pháp 5: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện, các thí nghiệm khoa 
học có nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường và phòng chống rác thải nhựa.
 Những câu chuyện, bài thơ, câu đố, trò chơi... giữ vai trò quan trọng trong đời sống 
tâm hồn, sẽ giúp trẻ cảm nhận tốt hơn về cách ứng xửa của con người trong thiên nhiên, 
giữa các đối tượng của thiên nhiên với nhau. Sự đa dạng và các hoạt động của các nhân 
vật giúp trẻ hứng thú lâu.
 Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, 

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_he_thong_cac_bien_phap_giao_duc_tre_3_4_tuoi_b.docx
  • pdfSKKN Xây dựng hệ thống các biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi bảo vệ môi trường và phòng chống rác thải.pdf