SKKN Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khi tham gia hoạt động Âm nhạc tại Trường Mầm Non Hải An
Đối với trẻ thơ, âm nhạc có thể ví như nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần của bé ngay từ khi lọt lòng mẹ và nó có vai trò đặc biệt trong giai đoạn trẻ ở tuổi mầm non. Tuy nhiên, ở trường mầm non để hoạt động âm nhạc được tổ chức thành công thì việc xây dựng môi trường học tập có vai trò rất quan trọng. Một môi trường học tập tốt có thể kích thích tính sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, phát huy tính tích cực, sự chủ động và niềm yêu thích học tập của trẻ.
Qua thực tế giảng dạy tại lớp, tôi nhận thấy trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc còn thờ ơ, thiếu linh hoạt, chưa tự tin, chưa hứng thú và chưa phát triển được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Để giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc và góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ nên tôi đã mạnh dạn đề ra biện pháp “Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khi tham gia hoạt động Âm nhạc tại Trường Mầm Non Hải An

I. MỞ ĐẦU Lý do chọn biện pháp: Đối với trẻ thơ, âm nhạc có thể ví như nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần của bé ngay từ khi lọt lòng mẹ và nó có vai trò đặc biệt trong giai đoạn trẻ ở tuổi mầm non. Tuy nhiên, ở trường mầm non để hoạt động âm nhạc được tổ chức thành công thì việc xây dựng môi trường học tập có vai trò rất quan trọng. Một môi trường học tập tốt có thể kích thích tính sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, phát huy tính tích cực, sự chủ động và niềm yêu thích học tập của trẻ. Qua thực tế giảng dạy tại lớp, tôi nhận thấy trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc còn thờ ơ, thiếu linh hoạt, chưa tự tin, chưa hứng thú và chưa phát triển được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Để giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc và góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ nên tôi đã mạnh dạn đề ra biện pháp “Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc”. II. NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng Năm học 2023-2024 tôi được nhà trường phân công giảng dạy trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi. Khi thực hiện biện pháp này tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi - Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường về chuyên môn cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Trường có phòng âm nhạc cho trẻ học. - Bản thân trình độ trên chuẩn, luôn yêu nghề mến trẻ nhiệt huyết trong mọi công việc, hòa nhã với phụ huynh. Có năng khiếu âm nhạc. - Đa số trẻ đã qua lớp học nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi. - Được phụ huynh quan tâm hỗ trợ cho giáo viên trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. b. Khó khăn - Cơ sở vật chất trang thiết bị về phòng học âm nhạc có nhưng còn thiếu nhiều. - Chưa có giáo viên chuyên về âm nhạc. - Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ còn chưa đồng đều. - Một số phụ huynh chưa tạo điều kiện để trẻ phát huy hết năng khiếu âm nhạc. 2. Trình bày biện pháp Để việc “Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc” có hiệu quả thì tôi đưa ra một số biện pháp như sau: a. Trang trí và làm một số đồ chơi góc âm nhạc Ở trường mầm non, góc âm nhạc luôn được các bé đặc biệt yêu thích. Không chỉ có đàn hát, có những hình ảnh ngộ nghĩnh, dễ thương mà nơi đây còn chắp cánh ước mơ cho các thiên thần nhí. Để góc âm nhạc trở nên sinh động, hấp dẫn và đẹp mắt thì tôi đã thiết kế và chọn những hình ảnh với màu sắc tươi sáng, phù hợp với trẻ như: - Chữ “Bé yêu nghệ thuật” được sử dụng bằng vải nỉ và giấy bìa cát tông, hìnhảnh bé trai, bé gái ca hát, treo một số đồ dùng, đồ chơi âm nhạc lên kệ. - Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa, trang trí hình ảnh theo từng chủ đề, chủ điểm. 2 b. Cách sử dụng dụng cụ âm nhạc phù hợp Để sử dụng phù hợp các dụng cụ âm nhạc thì giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng theo các nhóm dụng cụ sau: - Bộ gõ gáo dừa, sắc xô, phách gõ: Sử dụng phối hợp với các kiểu vỗ tay, gõ đệm (theo tiết tấu chậm, theo nhịp bài hát...) - Các loại trống: Trống cơm, trống tròn, trống lắc trẻ sử dụng để vận động lắc lư, gõ trống phù hợp với giai điệu của bài hát. - Đàn ocgan, đàn ghi ta: Trẻ sử dụng để mô phỏng và lắc lư theo các giai điệu bài hát. - Nơ tay, rua tay, quạt múa, mũ múa: Trẻ sử dụng đeo vào tay hoặc cầm trên tay, đội trên đầu để vận động minh họa các bài hát. - Micro: Trẻ cầm trên tay để hát. Ngoài việc tạo ra góc âm nhạc lôi cuốn, hấp dẫn trẻ thì việc sử dụng nhạc cụ phù hợp cũng góp phần quan trọng tạo nên sự hứng thú, sáng tạo mới lạ của giờ hoạt động âm nhạc. c. Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ: Bên cạnh cách biểu diễn sôi động thì trang phục biểu diễn cũng không kém phần quan trọng làm nên sự thành công cho hoạt động âm nhạc. Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, tôi dùng các trang phục làm từ ruy băng, các loại giấy màu, kim tuyếnCô và trẻ cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc. VD: Vận động bài “Em thích làm chú Bộ Đội” tôi cho cả lớp đội mũ chú bộ đội, một số bạn lên biểu diễn thì mặc trang phục quần áo của chú bộ đội VD: Với chủ đề thế giới thực vật, ở nhánh “Mùa xuân của bé” trẻ được mặc trang phục áo dài tết và mũ hoa đào, hoa mai. VD: Với một số bài hát về dân ca thì tôi cho trẻ mặc những bộ đồ áo quần bà ba, dân ca có sẵn ở phòng âm nhac. d. Phối kết hợp với phụ huynh Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động, đặc biệt là hoạt động âm nhạc nên giáo viên cần phải tích cực tuyên truyền, vận động với phụ huynh phối hợp cùng cô trong công tác xây dựng môi trường học tập cho góc âm nhạc, giáo viên sẻ tuyên truyền với phụ huynh qua các phương tiện nhóm lớp, Zalo,facebook nhằm phát huy hết khả năng của trẻ, cũng như tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện được cảm xúc âm nhạc của mình theo chiều hướng tích cực. III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN Khi áp dụng biện pháp “Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc”. Tôi thấy có sự thay đổi rõ rệt điều đó thể hiện qua bảng kết quả so sánh sau: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng T Các tiêu chí đánh giá Tỷ lệ Tt Số trẻ đạt Tỷ lệ % Số trẻ đạt % 1 Trẻ hứng thú chơi ở góc âm nhạc 14/28 50% 28/28 100% 22 Trẻ mạnh dạn, tự tin khi biểu 15/28 53,6% 28/28 100% diễn âm nhạc 4 * Đối với nhà trường - Trang cấp, bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ở các góc theo bộ chuẩn quy định. - Tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về trang trí, làm đồ dùng, đồ chơi. * Đối với Phòng giáo dục Hằng năm bổ sung thêm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trường theo độ tuổi. Trên đây là những biện pháp “Xây dựng môi trường học tập giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc”. Tôi rất mong nhận được sự tham gia góp ý chân thành của cấp trên để biện pháp này đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hải An, ngày 27 tháng 02 năm 2024 Người viết Võ Thị Xuân 6
File đính kèm:
skkn_xay_dung_moi_truong_hoc_tap_giup_tre_3_4_tuoi_hung_thu.pdf