Tóm tắt Sáng kiến Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Nhiều cha mẹ lại có thói quen suy nghĩ và quyết định giúp con mọi thứ và cho rằng điều đó tốt cho trẻ. Có cha mẹ lại luôn lo lắng khi thấy con mình không chủ động trong học hành, luôn phải giám sát bên cạnh thì con mới làm còn không sẽ không làm theo những yêu cầu của cha mẹ. Nhiều cha mẹ cũng muốn để con tự lập, nhưng thường không đủ kiên nhẫn để theo đuổi trong quá trình rèn luyện cho con và cuối cùng bỏ cuộc. Có cha mẹ an ủi rằng “việc này khó quá, trẻ con sao làm được” rồi sau đó lại làm hộ con. Theo chuyên gia iSmartKids, nếu chúng ta muốn trẻ trở thành một người độc lập, có khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống và giải quyết được những vấn đề gặp phải thì người lớn không nên làm thay, nghĩ thay hoặc quyết định thay cho trẻ, hãy tin rằng trẻ có thể làm được mọi việc và ủng hộ, động viên trẻ để trẻ cố gắng. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên nên tôi thấy mình phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ giúp trẻ luôn chủ động, linh hoạt, tự tin trong cuộc sống. Để thực hiện được điều đó tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi”.
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Sáng kiến Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Sáng kiến Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Thông tin chung về sáng kiến 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: -Lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: -Từ ngày 15/8/2016 đến ngày 28/3/2017 4. Tên tác giả: - Họ và tên: Đỗ Thị Bằng -Năm sinh: 10/11/1981 -Nơi thường trú: Giao Nhân - Giao Thủy Nam định -Trình độ chuyên môn: ĐHSP Mầm non -Chức vụ công tác: Giáo viên -Nơi làm việc: Trường mầm non Giao Nhân -Địa chỉ liên hệ: Trường mầm non Giao Nhân -Điện thoại: -Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: % 5.Đơn vị áp dụng sáng kiến: -Tên đơn vị: Trường mầm non Giao Nhân -Địa chỉ: Đội 3 - Giao Nhân - Giao Thủy Nam Định -Điện thoại: 03503.734.597 . 2 cháu, cô nhắc cháu đi vệ sinh, tôi theo dõi , thấy tất cả những trẻ được cưng chiều quá mức đều ích kỷ chỉ biết đến bản thân , lười biếng, ỉ lại vào cô giáo, bạn bè Trước đây, khi tiến hành rèn tính tự lập cho trẻ, thấy trẻ lớp mình thích tiếp nhận cái mới và rất thích tự làm, tôi nôn nóng dạy quá nhiều thứ một lúc, đồng thời khi hướng dẫn vì sợ trẻ không hiểu tôi phải giảng giải rất nhiều. Kết quả là trẻ chẳng nhớ được gì. Sau này tôi mới hiểu ra rằng cần chờ trẻ thuần thục việc này rồi hãy hướng dẫn trẻ làm việc khác.Và khi hướng dẫn hãy làm mẫu thật chậm rãi, có trình tự và trật tự làm sao để trẻ nhìn thấy rõ Khi hướng dẫn trẻ xong và giao việc cho trẻ ,có những trẻ chưa thể tự mình làm được những việc đó là tôi nóng nảy thường la mắng trẻ, có những lời so sánh, chê bai , lên giọng kiểu như: “sao cô nói mãi mà con vẫn chưa hiểu”, “làm như thế này cơ mà”, “con đã thấy mình làm sai chưa” , rồi tôi thấy trẻ tụt hứng không muốn làm tiếp nữa. Sau khi binh bình tĩnh lại tôi thây rằng việc , nghiêm khắc một cách cứng nhắc, la mắng bé chỉ làm bé mất tự tin với khả năng của mình Cuối năm học, tôi nhìn thấy ngay kết quả là công sức của tôi lại bị phản tác dụng, nhiều trẻ lớp tôi trẻ lớp tôi luôn mặc cảm ,tự ti, làm gì cũng thường sợ sai, sợ cô giáo mắng, nên rất rụt rè. Điều này đã buộc tôi phải có sự điều chỉnh, rút kinh nghiệm,tìm tòi học hỏi thêm,chủ đông ,sáng tạo hơn để có những phương pháp đúng đắn , đem lại hiệu quả giáo dục thực sự 2.Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến: Trong quá trình nghiên cứu đề tài , tôi đã thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề như sau: a. Lập ra danh sách một số công việc vừa sức với trẻ Tôi lập ra danh sách một số việc mà trẻ lớp tôi có khả năng làm được như: tự đi vệ sinh, tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, tự rửa tay bằng xà phòng ,lau bàn ăn, sắp xếp bàn ghế, lấy và cất gối đúng nơi qui định, nhặt lá rụng bỏ rác vào thùng tôi động viên trẻ phải hoàn thành công việc được giao để trẻ cảm thấy là mình đã lớn. Đôi khi tôi cũng có thể đưa ra một số công việc có mức độ khó khăn cao để thử thách trẻ. b.Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động Giờ đón-trả trẻ: : Khi trẻ mới đến lớp tôi hướng dẫn trẻ gấp quần áo, mũ, khăn.. gọn gàng bỏ vào balo rồi cất vào nơi quy định để khi cần tìm sễ đẽ dàng và nhanh . Trước khi ra về trẻ tự kiểm tra lại đồ dùng của mình .Sau một, hai lần tôi nhắc nhở và ngày nào trẻ cũng được thực hành các thao tác đó nên trẻ cất và lấy đồ dùng rất thành thạo và không cần đến sự giúp đỡ của người lớn nữa. Trong giờ hoạt động học: tôi chọn một số kỹ năng để hướng dẫn trẻ như: cách rửa tay bằng xà phòng, cách chải tóc, cách cài cúc, cách gấp quần áo Khi 4 Khi khát nước trẻ tự lấy ca có hình dán ký hiệu của mình trên giá, rồi rót một lượng nước vừa đủ, uống xong lại úp lên giá. Tôi tận dụng giờ đi ngủ tập cho trẻ chuẩn bị giường ngủ. Đó có thể là cho trẻ lấy gối của mình sắp xếp vị trí gối nằm ở đâu. Và khi ngủ dâỵ tập cho trẻ thói quen cất gối vào nơi quy định. Có trẻ còn biết giúp cô trải chiếu. Để giúp trẻ thực hiện các thói quen tự phục vụ một cách phấn khởi và nhớ lâu tôi đã kết hợp sử dụng những bài thơ, bài hát ...VD: một số bài khi giáo dục vệ sinh như: Bài thơ: Giờ ăn đến rồi Con vâng lời cô dạy, Trước khi ăn phải rửa tay Xoay xoay xoay cổ tay, Xoa xoa mu bàn tay, Rồi đến kẽ ngón tay, Con lau bàn xinh Con lau bàn tay sạch Xinh xinh thật là xinh Bài thơ: Rửa tay Miếng xà phòng nho nhỏ Em xát lên bàn tay Nước máy đây trong vắt Em rửa đôi bàn tay Khăn mặt đây thơm phức Em lau khô bàn tay Đôi bàn tay be bé Nay rửa sạch xinh xinh Tất cả lớp chúng mình Cùng giơ tay vỗ vỗ. Bài thơ: Rửa mặt Bàn tay nhỏ nhắn Bé cầm chiếc khăn Rửa một bên mặt Rồi đến bên kia Gấp chiếc khăn lại Lau đến mũi miệng Khuôn mặt của bé Xinh xinh lạ kì 6 Tuy nhiên để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường đạt kết quả tốt nhất, tránh trường hợp cô giáo ở lớp thì giáo dục trẻ tính tự lập, còn về nhà cha mẹ lại luôn làm giúp trẻ mọi việc. Chính vì không muốn tình trạng đó xảy ra nên tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong những giờ đón ,trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh về mọi vấn đề có liên quan đến trẻ ở trường và đặc biệt là giáo dục tính tự lập cho trẻ. Bởi không phải phụ huynh nào cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề đó. Tôi thường trò chuyện với phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình trẻ, tính cách trẻ và đăc biệt là quan điểm giáo dục của gia đình trẻ .Dần dần tôi giúp phụ huynh hiểu được rằng việc để con tự lập, không quá bao bọc, hay không có bố mẹ kè kè ở bên chính là đang mang lại những điều tốt đẹp cho con sau này. Việc để cho con tự lập của các bậc phụ huynh không chỉ giúp cho các bé tự tin, thể hiện bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống mà còn giúp các bé trưởng thành hơn. Không những vậy, điều này còn chứng minh rằng họ tin vào khả năng của con họ Nhiều cha mẹ cũng muốn để trẻ tự lập, vậy nhưng hay vướng phải rắc rối khi bọn trẻ không đủ kiên nhẫn để theo đuổi và ngay lập tức bỏ cuộc. Cha mẹ cũng tự cho rằng “làm như vậy khó quá, trẻ con làm sao được” rồi sau đó lại làm hộ con. Thực tế, không phải cứ muốn con tự lập thì quẳng con ra ngoài và mặc kệ con, mà luôn để con tự làm mọi thứ trong mức khả năng tối đa có thể nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện và cung cấp những hỗ trợ cần thiết nhất để con có thể bước đầu tự lập, lặng lẽ giúp bé nâng cao sự tự tin nhưng vẫn không bị lệ thuộc cha mẹ.Tôi cũng gợi ý cho phụ huynh một số biện pháp rèn tính tụ lập cho trẻ ở nhà Khi trẻ tập ăn, để hạn chế bát đũa đổ vỡ và các con bôi bẩn lung tung, thì trải một tấm thảm nhựa dưới chân ghế ăn, bát, đũa cũng dùng những loại bằng nhựa, được thiết kế đặc biệt phù hợp với khả năng cầm của trẻ và thực phẩm cũng luôn cắt gọn đến phức trẻ có thể tự xúc mà không gặp rắc rối. Trên bàn ăn, cần đặt một chiếc khăn ướt và một chiếc khăn ăn để trẻ có thê học thep người lớn tự vệ sinh cho sạch. Bồn rửa mặt và đánh răng quá cao thì sẽ thiết kế một chiếc ghế để con trèo lên. Quần áo nhiều cúc con chưa biết cởi thì sẽ thiết kế những loại khoá kéo, kim băng cài hoặc cúc bấm đơn giản để con có thể tự mặc quần áo. Về giày dép, luôn có một hình ngôi sao hoặc hoạ tiết nhỏ thêu vào để con biết phân biệt giày trái – phải mà tự đi đúng chân. Ở nhà muốn con biết tự cất đồ chơi thì cha mẹ sẽ làm một vài chiếc giỏ, trên đó dán đề can hiển thị loại đồ chơi được phép bỏ vào giỏ để trẻ hiểu qui tắc mà phân loại, cất giữ đúng chỗ. 8 Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của trẻ, sự ủng hộ tích cực của nhà trường ,các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong thể hiện ở các kết quả sau: 1.Hiệu quả kinh tế : Cha mẹ cảm thấy mãn nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại cha mẹ thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi, ủng hộ cây hoa, cây cảnh. 2. Hiệu quả xã hội : Bằng các biện pháp khác nhau trẻ được thực hành, trải nghiệm, được tự thỏa mãn nhu cầu tự lập , tôi thấy học sinh lớp tôi ngày càng hứng thú tham gia các hoạt động của lớp, và đặc biệt trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động, các kỹ năng tự phụ vụ, kỹ năng giữ gìn vệ sinh, kỹ năng giúp đỡ mọi người trở nên tốt hơn, không cần cô giáo phải nhắc nhở nhiều mà trẻ thực hiện một cách tự nguyện và thích thú Phần lớn trẻ đã thực hiện được các hoạt động: cất đồ dùng đúng nơi qui định, tự rửa tay, rửa mặt trước khi ăn, biết tự xả nước sau khi đi vệ sinh và biết rửa tay bằng xà phòng, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, nhặt rác bỏ vào thùng rác, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi sau khi chơi, chuẩn bị đồ dùng cá nhân trước khi ra về.. một số trẻ còn biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn. Quan sát trẻ lớp mình, tôi thấy không còn hình ảnh bố mẹ bế trẻ vào lớp hay hình ảnh bố mẹ xách túi cho con ,mà trẻ tự đeo cặp,tự để cặp dép đồ dùng ngay ngắn lên ô để cặp của mình, biết tự chào cô Từ đó những thói quen tốt của trẻ được hình thành và sẽ phát triển bền vững. - Trẻ năng động, sáng tạo, tự tìm hiểu, khám phá và giải quyết công việc một cách hứng thú -Phần nào đã giúp các bậc phụ huynh hiểu vai trò của việc giáo dục tính tự lập và có phương pháp rèn luyện đúng đắn cho bé. -Cô giáo thì chịu khó giảng giải hướng dẫn cho trẻ mọi lúc mọi nơi hơn , ít la mắng, Trên đây là một số kinh nghiệm rèn tính tự lập cho trẻ lớp tôi. Mong muốn nhận được những chia sẻ, trao đổi của các đồng nghiệp. IV.Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền: Tôi xin cam đoan không có sự sao chép hoặc vi phạm bản quyền người khác, nếu có tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 10
File đính kèm:
- tom_tat_sang_kien_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap_cho.doc